Giày Vans rách và những cách khắc phục bạn đã biết chưa?

Thứ Fri,
24/04/2020
Đăng bởi Đỗ Xuân Hội

Bất cứ sản phẩm nào kể cả nó có được sản xuất kỹ càng bằng những chất liệu cao cấp đi chăng nữa thì nó hoàn toàn vẫn có khả năng bị rách và hỏng khi đã tới ‘’hạn sử dụng’’. Đặc biệt với các sản phẩm dành cho dân tập thể thao, hay phải chịu lực tác động mạnh. Giày Vans cũng vậy, khi sử dụng liên tục, chịu lực hàng ngày, ngấm mồ hôi và những va chạm với mặt đất, giày Vans có thể bị rách và sờn một số vị trí nhất định. Trong bài viết này, WEAR Việt Nam sẽ gợi ý cho bạn một số cách khắc phục tạm thời khi giày Vans rách và sờn, tuy nhiên cũng chỉ sử dụng được trong những trường hợp giày không quá cũ và còn sử dụng được thôi nhé!

> >Đôi giày của bạn bị rách bạn có ý định mua Giày Vans mới hãy đến với Wear nhé.!

Những vị trí hay bị rách và sờn nhất khi sử dụng giày thể thao

Giày thể thao nói chung và giày Vans nói riêng là những dòng giày thường xuyên được sử dụng để vận động mạnh, với các bộ môn chịu lực tốt của cả cơ thể, chính vì thế chúng cũng là sản phẩm giày khá nhanh bị rách và sờn. Tất nhiên với chất liệu ngày càng hiện đại chịu lực tốt hơn và chống rách, chống sờn tốt hơn nhưng theo thời gian sử dụng, phần vải trên thân giày vẫn có thể bị rách ở một số vị trí nhất định như:

Phần giày ở vị trí ngón cái: vị trí ngón chân cái là một vị trí chịu lực khá nhiều khi bạn vận động mạnh. Ngoài ra phần ngón chân cái sau khi tiếp xúc với mặt vải cũng khiến vải bị sờn và mỏng đi khiến vị trí này có khả năng dễ rách nhất trên đôi giày.

Phần giày ở vị trí ngón út: đây cũng là phần dễ chịu tác động nhiều nhất nếu các bạn thường xuyên hoạt động mạnh như trượt ván, chơi bóng rổ. Phần giày này có thể sẽ ma sát với mặt đường hoặc mặt sân, lâu ngày khả năng chịu lực kém đi cũng sẽ bị mòn và rách.

Phần đế cao su của giày: đây là phần hay bị mòn và nhanh chóng xuống cấp nhất nếu bạn hoạt động và sử dụng liên tục. Phần đế này có khi bị mòn vẹt đi và mất đi khả năng bám đường khi di chuyển.

Một số cách khắc phục khi giày Vans rách

Với những lỗi giày rách nhỏ, và ở những vị trí có thể khắc phục như phần vải ở mũi chân, ở cạnh sườn của giày, các bạn có thể tiến hành vá vết rách để tiếp tục sử dụng. Với những trường hợp giày đã quá cũ, đế giày đã quá mòn và vải giày cũng không còn bền chắc thì tốt nhất các bạn nên thay thế một đôi giày mới.

Các bạn có thể lựa chọn chỉ cùng màu sau đó khâu lại một cách khéo léo để che vết rách, với các bạn khéo tay, có thể biến vết rách trở thành một hình thêu đẹp mắt vừa khác biệt lại vừa chắc chắn. Một cách khác với vết rách lớn hơn, bạn có thể sử dụng những miếng vải như logo , miếng trang trí sau đó khâu vào để che vết rách. Lưu ý những chất liệu sử dụng để khâu vết rách cũng nên lựa chọn chỉ có chất lượng tốt để tránh tình trạng bục chỉ sau vài hôm sửa chữa.

Ngoài ra các bạn có thể sử dụng keo dán chuyên dụng, sau khi dán thì đánh bề mặt giày bằng giấy nhám. Cách này phù hợp với những đôi giày đã bạc màu và không còn quá mới nữa.

Đối với chất liệu da hay da lộn thì việc vá vết rách sẽ khó hơn, các bạn cần sử dụng các miếng vá thay thế bằng da hoặc da lộn, may khéo léo để không khiến đôi giày trở nên chắp vá và mất thẩm mỹ.

>> Tham khảo nhiều mẫu giày đẹp hơn tại Wear nhé.!

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: